Cách làm bể lọc nước nhiễm phèn đơn giản hiệu quả

Cách làm bể lọc nước nhiễm phèn luôn được sự quan tâm của đông đảo các hộ gia đình tại Việt Nam. Nguồn nước sạch phèn, chất lượng cao, mang lại sức khỏe tốt cho các thành viên trong gia đình luôn là điều được chú trọng. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Lọc nước Đình Nhân để khám phá ra cách lọc nước nhiễm phèn bạn nhé.

Khám phá bể lọc nước phèn

Nước nhiễm phèn là loại nước rất phổ biến trong tự nhiên có thể thấy từ các giếng đào, giếng khoan… với các đặc điểm như sau:

  • Màu sắc: có màu vàng đục.
  • Mùi: khó ngửi, khá hôi tanh.
  • Vị: chua nhẹ.
  • Hiện tượng: nổi váng màu vàng gạch bên trên bề mặt nước, xuất hiện kết tủa khi để nước vào trong dụng cụ đựng (xô, chậu…). 

Tất cả các chỉ số của nước phèn (chỉ số TDS, nồng độ PH, mức độ cứng của nước…) đều vượt ngưỡng an toàn cho phép. Đây là loại nước được khuyến cáo không nên dùng trong sinh hoạt và cần phải lọc bỏ phèn trước khi đưa vào sử dụng. Để làm được điều này, bạn cần biết cách làm bể lọc nước nhiễm phèn. 

Cách làm bể lọc nước nhiễm phèn
Cách làm bể lọc nước nhiễm phèn giúp bạn lọc nước sạch nhanh để sử dụng trong sinh hoạt

Cấu tạo hệ thống bể lọc nước nhiễm phèn

Để biết cách làm bể lọc nước nhiễm phèn chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo hệ thống của chúng. Một hệ thống bể lọc nước phèn sẽ gồm có ba tầng: tầng lắng, tầng lọc, tần chứa.

Ngăn tầng lắng

Tầng lắng là không gian chứa nước nhiễm phèn có cấu tạo khá đơn giản. Tầng lắng được thiết kế thông thường bằng xi măng hoặc nhựa với cấu tạo:

  • Ống nhựa được đục thành nhiều lỗ làm giàn phun mưa
  • Ống nhựa có tác dụng dẫn nước từ nguồn lên giàn phun mưa.
  • Tầng lắng sử dụng ngăn lắng để lắng đọng sơ qua một số loại tạp chất, chất cặn như là đất, cát, bùn…

Ngăn, tầng lọc

Tầng lọc được cấu tạo từ chất liệu xi măng hoặc nhựa với kích thước rơi vào khoảng 0.35m3. Tầng lọc sử dụng nhiều loại vật liệu lọc chuyên dụng hơn tầng lắng và được sắp xếp theo từng lớp một. Một số vật liệu mà tầng lọc sử dụng là: cát vàng hoặc cát đen, than hoạt tính, cát Mangan, sỏi, cát thạch anh, than hoạt tính,….

Ống PVC nhiều lỗ nhỏ li ti cũng được lắp đặt để dẫn nước và ngăn các loại vật liệu lọc chui vào. Tác dụng phổ biến nhất của tầng lọc là lọc sạch mọi tác nhân gây ra tình trạng nước bị nhiễm phèn.

cách làm bể lọc nước nhiễm phèn
Tầng lọc được cấu tạo từ chất liệu xi măng hoặc nhựa trong cách làm bể lọc nước nhiễm phèn 

Ngăn, tầng chứa

Tầng chứa sẽ là không gian chứa nước đã được lọc sạch và không còn bị nhiễm phèn. Tầng chứa được xây dựng bằng xi măng hoặc nhựa với kích thước khoảng 0.4m3. Ống nhựa có tác dụng truyền nước từ tầng lọc sang tầng chứa và sau đó là đến các vị trí sử dụng. 

Tại một số vị trí trong tầng chứa bạn cần lắp thêm vòi, van khóa để kiểm soát lượng nước ra. Vật liệu lọc sử dụng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng lọc sạch một số loại chất độc hại khác ngoại trừ công dụng lọc nước nhiễm phèn.

Cách làm bể lọc nước nhiễm phèn

Để có thể phát huy tối đa công dụng lọc nước nhiễm phèn, bạn cần phải biết cách làm bể lọc nước nhiễm phèn đạt tiêu chuẩn. Sau đây là sáu bước tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo để xây dựng bể lọc nước nhiễm phèn:

  • Bước 1: Xây dựng hệ thống 3 ngăn của bể lọc nước nhiễm phèn như đã được giới thiệu ở phần trên (ngăn lắng => ngăn lọc => ngăn chứa).
  • Bước 2: Thiết kế và lắp đặt hệ thống ống nhựa có nhiều lỗ đục tạo giàn phun mưa bên trên vị trí miệng ngăn lắng.
  • Bước 3: Lắp hệ thống ống nhựa PVC với vô số lỗ nhỏ li ti xuống tại đáy ngăn lọc.
  • Bước 4: Sử dụng một lớp sỏi có độ dài 10 cm và các viên sỏi kích thước dao động từ 5mm đến 10mm.

Dựa vào nhu cầu lộc mà bạn có thể lần lượt bỏ các lớp sau đây: lớp cát thạch anh chuyên lọc nước phèn (kích thước hạt 1mm – 2mm, độ dày khoảng 25cm – 30cm), lớp cát lọc Mangan ( kích thước hạt 1mm đến 2mm, độ dày khoảng 20cm đến 25cm), lớp than hoạt tính mỏng ( dày từ 8cm – 10cm), lớp hạt Filox 10cm, lớp cát vàng hoặc cát thạch anh ( kích thước lớn, độ dày 10cm – 15cm).

Lắp đặt ống PVC dẫn nước sau khi lọc từ ngăn lọc sang ngăn chứa. Sau khi hoàn tất quá trình này, nước đã hoàn toàn được tách phèn và có thể sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và ăn uống. Các công đoạn của cách làm bể lọc nước nhiễm phèn cũng đã hoàn thành. 

6 bước đơn giản trong cách làm bể lọc nước nhiễm phèn 

Ứng dụng của bể lọc nước nhiễm phèn

Bể xi măng lọc nước nhiễm phèn có khả năng tạo ra nguồn nước sạch, an toàn cho con người sử dụng, phòng ngừa các bệnh lý gây hại. Giếng khoan hay nước giếng đào tại Việt Nam hiện nay đều xuất hiện tình trạng nhiễm phèn nên mỗi hộ gia đình cần lắp đặt bể lọc nước nhiễm phèn riêng.

Cách làm bể lọc nước nhiễm phèn không khó nhưng hiệu quả mà chúng mang đến lại cực kỳ lớn. Mỗi gia đình tại Việt Nam còn sở hữu một bể lọc nước nhiễm phèn riêng để bảo vệ sức khỏe của các cá nhân trong gia đình. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết này là hữu ích đối với bạn đọc. 

Bình luận (0 bình luận)