Hướng dẫn cách đo độ pH của nước đơn giản, hiệu quả

Độ pH là đơn vị thể hiện tính axit hay bazơ của một chất. Trong cơ thể chúng ta, nước là thành phần quan trọng và chiếm đến 70%. Tuy nhiên, làm sao để kiểm tra được độ pH của nước? Để tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng chúng tôi khám phá các cách đo độ pH của nước đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về độ pH của nước

Việc đầu tiên trước khi tìm hiểu về cách đo độ pH là chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về độ pH. Độ pH là đơn vị dùng để đo tính axit và bazơ của nước. Độ đo pH nằm trong đoạn từ 0 cho đến 14. Trong đó, mức cân bằng là 7 (trung hòa), từ 7 trở về 0 thể hiện cho tính axit tăng dần, còn từ 7 đến 14 thể hiện cho tính bazơ tăng dần.

Đối với độ pH của nước, mỗi giá trị tăng sẽ gấp 10 lần về tính kiềm và axit. Ví dụ: nước tính khiết có độ pH =7, sữa có độ pH = 6, cà phê có độ pH = 5. Thông qua định nghĩa về độ pH của nước, điều này tương đương với cà phê có lượng axit gấp 10 lần sữa và gấp 100 lần nước tinh khiết.

Trong mỗi loại nước đều tồn tại muối hòa tan và axit với các liều lượng khác nhau. Bởi vậy, độ pH của nước có thể dao động xung quanh mức cân bằng. Ngoài ra, muối hòa tan trong nước tạo nên hương vị cho nước.

Độ pH thể hiện tính axit hay bazơ
Độ pH thể hiện tính axit hay bazơ

Như thế nào được coi là độ pH an toàn?

Độ pH của nước luôn thay đổi tùy theo điều kiện môi trường, thời tiết, ảnh hưởng từ con người. Nếu độ pH biến động mạnh cách xa điểm bão hòa thì đó là dấu hiệu nước đang bị ô nhiễm.

Nước có tính kiềm cao sẽ gây ra mùi khó chịu và không an toàn. Thậm chí, nó còn có khả năng gây hỏng, tắc các đường ống nước. Trong khi đó, nước có tính axit cao lại đặc biệt gây hại cho sức khỏe con người. Nước có tính axit cao có thể gây ra hiện tượng thiết bị kim loại bị bào mòn. 

Thông thường, độ pH của nước phải được theo dõi thường xuyên bởi các đơn vị cung cấp để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, cũng có thể nhanh chóng khắc phục nếu có vấn đề xảy ra. Theo các kiểm nghiệm được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, nước uống an toàn có độ pH dao động từ 6.5 đến 8.5. 

Ảnh hưởng của độ pH đối với sức khỏe con người

Độ pH của nước có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Nước có độ pH thấp hơn 6,5 có thể có nồng độ kim loại nặng cao hơn, gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe, ví dụ như gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. 
  • Nước có độ pH cao hơn 8,5 có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của nước và khiến người uống nước cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, nước có độ pH cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra khó tiêu, táo bón và các vấn đề khác.

Để đảm an toàn cho sức khỏe gia đình, bạn nên tiến hành đo pH của nguồn nước nơi bạn đang sinh sống thường xuyên để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bảng màu thể hiện độ pH trong nước
Bảng màu thể hiện độ pH trong nước

Một số cách đo độ pH của nước

Có rất nhiều phương pháp để đo độ pH của nước. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn.

Que thử pH

Que thử pH là thanh giấy có màu sắc thay đổi dựa trên mức độ pH của nước trong phạm vi 0.5 đơn vị, cho kết quả cụ thể. Để thực hiện đo độ pH bằng phương pháp này, ta thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, ta tiến hành cho mẫu nước muốn thử vào ống nghiệm và nhúng que thử vào.
  • Sau đó, đợi khoảng 2 phút, que thử sẽ đổi màu.
  • Cuối cùng, dựa vào màu pH hiện trên thanh thử và đối chiếu kết quả trên bảng màu để biết kết quả.

Bút đo pH

Ngoài phương pháp thủ công, thì cách đo độ pH của nước một cách chính xác nhất, bạn có thể đầu tư cho mình một chiếc bút đo pH điện tử để đo độ pH của nước bằng bút đo pH, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Chuẩn bị bút đo pH: Kiểm tra xem bút đo pH đã được sạc đầy và đảm bảo đầu cảm biến của bút đo pH đã được làm ướt bằng nước sạch trước đó.
  • Lấy mẫu nước: Lấy một mẫu nước cần đo bằng cách sử dụng ống hút hoặc bình thu nước.
  • Đưa đầu cảm biến vào nước: Đưa đầu cảm biến của bút đo pH vào mẫu nước cần đo và đảm bảo rằng đầu cảm biến đã chìm hoàn toàn vào nước.
  • Đọc giá trị độ pH: Đọc giá trị độ pH hiển thị trên màn hình của bút đo pH.
  • Vệ sinh bút đo pH: Sau khi sử dụng, rửa sạch đầu cảm biến của bút đo pH bằng nước sạch và lau khô bằng giấy hoặc khăn mềm. Đảm bảo rằng bút đo pH được bảo quản trong điều kiện khô ráo và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao.
Cách đo độ pH của nước rất đơn giản
Cách đo độ pH của nước rất đơn giản

Lưu ý rằng, để đạt được kết quả đo độ pH chính xác, bạn cần tuân thủ các quy trình và hướng dẫn của nhà sản xuất và cần kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về độ pH của nước và cách đo độ pH của nước đơn giản, hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc theo dõi nguồn nước mình đang sử dụng hàng ngày.

Bình luận (0 bình luận)