Cách tự làm hệ thống lọc nước gia đình đơn giản nhưng hiệu quả

Hiện nay, sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn cấp như nước mưa, nước máy,… đều tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro nhất định. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình, việc lắp đặt hệ thống lọc nước là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh phí để thực hiện điều này. Do vậy, tại bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn cách tự làm hệ thống lọc nước gia đình đơn giản nhằm giúp bạn có thể khắc phục hiệu quả vấn đề trên.

Tại sao cần phải xây dựng hệ thống lọc nước cho gia đình

Xây dựng hệ thống lọc nước cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Bởi nước máy hoặc nước giếng khoan của chúng ta không phải lúc nào cũng đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần có một hệ thống lọc nước cho gia đình của mình:

  • Loại bỏ chất độc hại: Trong nguồn cấp nước, có thể tồn tại một số hóa chất độc hại như clorin, amoniac và các chất oxy hóa khác. Do vậy, lắp đặt bộ lọc nước gia đình sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại này trong nguồn nước, từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.
  • Loại bỏ vi khuẩn và virus: Một số vi khuẩn và virus có thể tồn tại trong nước, làm cho nước không an toàn để uống. Hệ thống lọc có thể loại bỏ các vi khuẩn và virus này để đảm bảo nước uống của bạn hợp vệ sinh.
  • Cải thiện hương vị và mùi vị: Nhiều người thường phàn nàn về hương vị và mùi vị của nước máy hoặc giếng khoan. Hệ thống lọc nước gia đình có thể loại bỏ các chất gây mùi và vị này, giúp cho nước uống của bạn ngon và thơm hơn.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc mua nước đóng chai hoặc nước lọc đóng bình có thể rất tốn kém và gây tăng rác thải cho môi trường. Bằng cách xây dựng hệ thống lọc nước gia đình, bạn có thể tiết kiệm chi phí và giảm thiểu lượng rác thải nhựa.
Tự làm hệ thống lọc nước gia đình để tiết kiệm chi phí
Tự làm hệ thống lọc nước gia đình để tiết kiệm chi phí

Cần chuẩn bị gì để làm hệ thống lọc nước gia đình

Trước khi bắt đầu làm một hệ thống lọc nước cho gia đình, chúng ta cần phải xác định được công suất và dùng cụ dùng để lọc. Nếu bạn cần công suất nhỏ thì có thể dùng ống nhựa, thùng phi còn nếu cần công suất lớn, sử dụng nhiều thì nên xây bể lọc sau đó là lựa chọn các vật liệu lọc.  Dưới đây là danh sách các vật liệu lọc cần chuẩn bị để sử dụng cho bộ lọc của ban:

  • Cát thạch anh
  • Than hoạt tính
  • Cát Mangan
  • Sỏi đỡ
Các loại vật liệu lọc hay sử dụng
Các loại vật liệu lọc hay sử dụng

Cách làm hệ thống lọc nước gia đình

Để làm được một bộ lọc nước vừa tiết kiệm chi phí nhưng phải vừa hiệu quả thì bạn cần nắm rõ kỹ thuật cũng như sử dụng các loại vật liệu lọc phù hợp. Tuỳ vào các dụng cụ các bạn dùng để lọc mà ta cần thiết kế cho phù hợp. Sau đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn 2 phương án là lọc từ ống nhựa, thùng phi và xây bể lọc.

Hệ thống lọc từ ống nhựa hay thùng phi

Cách làm bộ lọc này sẽ tốn ít chi phí, tuy nhiên bạn cần phải làm kỹ để đạt được hiệu quả. Cơ chế lọc thì dung phương pháp nào ta cũng cần nước vào ở trên đi qua các lớp vật liệu lọc và ra nước sạch. Vì vậy các bạn cần làm như sau

  • Dùng ống nhựa: Các bạn cần chuẩn bị 1 ống nhựa và 2 nắp bít phù hợp cho ống nhựa đó. Khoét 2 lổ trên và dưới, lổ trên ta sẽ cho nước vào, lổ dưới các bạn sẽ kết nối với một ống lược để thu nước. Bít 1 đầu dưới sau đó đổ vật liệu lọc vào ống, rồi đậy nắp bít phía trên lại. cho nước vào ở trên và nước sạch sẽ ra ở dưới.
  • Dùng thùng phi: Phương pháp này thì đơn giản hơn rất nhiều, các bạn chỉ cần khoan 1 lổ dưới đáy thùng phi sau đó kết nối với ống lược thu nước sạch. Đổ vật liệu lọc vào, cho nước vào ở trên miệng thùng và nước sạch sẽ ra ở dưới.
Tự làm hệ thống lọc nước gia đình từ thùng phi
Tự làm hệ thống lọc nước gia đình từ thùng phi

Xây bể lọc nước

Cách làm này thì tương đối tốn chi phí nhưng sẽ đạt hiệu quả cao và cho ra lượng nước lớn cho bạn sử dụng. các bước thi công thì cũng đơn giản.

  • Các bạn xây 1 bể nước và ngăn ra làm 2 ngăn, tuỳ vào nhu cầu mà ta xây với kích thước phù hợp.
  • Đi 1 đường ống lược từ ngăn này qua ngăn kia để thu nước sạch.
  • Đổ vật liệu vào ngăn đầu tiên, cho nước vào trên miệng ngăn đầu tiên, nước sẽ thẩm thấu qua các lớp vật liệu lọc và theo ống lược qua ngăn thứ 2 để chứa nước sạch.

Các lớp vật liệu lọc khi đổ vào hệ thống lọc

Như ở trên đã đưa ra các loại vật liệu lọc, thì bây giờ khi đổ vào hệ thống lọc sao cho đúng và đạt hiệu quả. Các bạn cần đổ theo các lớp chi tiết dưới đây. và các lớp sẽ tính từ dưới lên và nước sẽ đi từ trên xuống.

  • Lớp 1: Các bạn cần đổ 1 lớp sỏi thạch anh có kích thước từ 5-10mm sao cho lấp ống lược thu nước ở dưới đáy. Vì có kích thước lớn, độ rỗng cao nên sỏi dùng để đỡ các vật liệu lọc khác giúp cho hệ thống không bị nghẹt.
  • Lớp 2: Các bạn sử dụng cát thạch anh có kích thước 2-4mm. Lớp này sẽ giúp loại bỏ các cặn bẩn lớn nhứ rác, rong, rêu.
  • Lớp 3: Các bạn sử dụng than hoạt tính sẽ giúp khử mùi, khử các chất hữu cơ rất tốt.
  • Lớp 4: Mangan là phương án tốt nhất, nó giúp loại bỏ kim loại, phèn và các chất bẩn khác.
  • Lớp 5: Đây là lớp trên cùng tiếp xúc đầu tiên với nước nên các bạn sử dụng cát thạch anh và chức năng của nó như ở lớp 2.
Sơ đồ các lớp vật liệu lọc
Sơ đồ các lớp vật liệu lọc

Ưu và nhược điểm tự làm hệ thống lọc nước gia đình

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của hệ thống lọc nước tự làm:

  • Về ưu điểm, hệ thống lọc nước tự làm giúp gia đình tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng và lắp đặt.
  • Về nhược điểm, để làm được hệ thống lọc nước này bạn cần nắm rõ kỹ thuật, cần có đầy đủ dụng cụ và các loại vật liệu lọc cũng khó kiếm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tự làm hệ thống lọc nước gia đình mà chúng tôi muốn truyền tải tới các bạn. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tự xây dựng hệ thống lọc nước cho gia đình bạn. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc tự làm hệ thống lọc này thì hãy tham khảo dịch vụ lắp đặt bộ lọc nước tổng cho gia đình của chúng tôi.

Bình luận (0 bình luận)